www.bachkhoakienthuc.com

Bà đẻ có được ăn quả dứa không?

23/08/2016 08:43

Sau sinh có nên ăn dứa (quả thơm) không là câu hỏi của nhiều bà đẻ. Vậy tác dụng của quả dứa là gì, nó có ích lợi gì đối với bà đẻ hay không?

Tác dụng của quả dứa

Dứa (thơm) là loại trái cây nhiệt đới, được trồng nhiều ở nước ta, đặc biệt là khu vực Ninh Bình, Thanh Hóa. Dứa có mùi thơm, ngọt khi ăn nên có thể dùng để ăn sống hoặc chế biến món ăn.

Toàn bộ cây dứa từ lá, quả đều có bromelin, nhưng trong lõi quả là nhiều nhất. Chính nhờ khả năng phân huỷ protein của bromelin, nên dứa được dùng làm món tráng miệng ở những bữa tiệc nhiều thịt cá; làm mềm các loại thịt dai như bò, trâu; làm chất xúc tác thúc đẩy quá trình thủy phân protein trong sản xuất nước chấm.

Ngoài những công dụng trên, dứa còn được dùng để trị bệnh tăng huyết áp, hạ nhiệt, giảm sốt (dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày), làm tan sỏi thận (khoét một lỗ nhỏ ở cuống quả dứa chín rồi nhét 7-8g phèn chua giã nhỏ vào đó, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, nướng cho cháy xém hết vỏ, khi quả dứa nguội thì gọt sạch vỏ, vắt lấy nước ở thịt quả đã chín mềm thịt quả chín mềm để uống, mỗi ngày uống 1 quả, sỏi thận sẽ bị bào mòn và tan dần).

Y học hiện đại, sau khi nghiên cứu về tác dụng của chất bromelin quả dứa thì thấy, bromelin làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, giảm đau nhức các chứng thấp khớp, làm sạch các mô hoại tử ở các vết thương, mau lành sẹo.

Quả dứa có nhiều ích lợi cho sức khỏe nhưng không
Quả dứa có nhiều ích lợi cho sức khỏe nhưng không

Bà đẻ có nên ăn quả dứa

Dứa là trái cây có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được dứa. Đối với bà đẻ, các chuyên gia khuyên không nên ăn dứa.

Tuy có nhiều tác dụng chữa bệnh, nhưng khi ăn dứa cũng cần thận trọng vì trong một số trường hợp, các chất trong quả dứa sẽ làm bệnh nặng thêm, hoặc gây ngộ độc. Chỉ nên ăn dứa sau bữa ăn vì nếu ăn lúc đói, các acid hữu cơ và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, gây nôn nao, khó chịu.

Sở dĩ bà đẻ còn cho con bú không nên ăn dứa tươi quá liều lượng vì chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.

Hơn nữa, ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa.

Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý không ăn dứa hoặc uống nước dứa ép khi bụng đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Như vậy, bà đẻ đang cho con bú không nên ăn dứa. Bạn có thể chọn nhiều loại trái cây bổ dưỡng mà an toàn khác để sử dụng trong thời gian này.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...