www.bachkhoakienthuc.com

Bà bầu, sau sinh bà đẻ có được ăn lòng lợn không?

10/10/2016 16:49

Khi mang thai, bà bầu có được ăn lòng lợn (dạ dày, trường, cổ hũ, gan, bầu dục lợn) không, sau khi sinh bà đẻ có phải kiêng ăn lòng heo không là câu hỏi của nhiều người. Lòng lợn có tốt không và khi ăn cần chú ý những gì...

Lòng lợn ăn có tốt không?

Nếu như người phương Tây ít ăn nội tạng của lợn thì người Á Đông, trong đó có Việt Nam lại rất thích món lòng heo. Đây vừa là món ăn, vừa là bài thuốc theo quan niệm của Đông y.

Các lương y gọi lòng lợn là trư đỗ. Đây là một vị thuốc có vị ngọt, tính ấm; vào tỳ, vị, thận, có tác dụng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư.

Lòng lợn được dùng trong các bài thuốc chữa suy kiệt cơ thể (dùng cùng với nhân sâm), sa dạ dày, tử cung (kèm với sa nhân chỉ xác).

Lòng lợn là món ăn phổ biến của người Việt
Lòng lợn là món ăn phổ biến của người Việt

Bà bầu, bà đẻ có ăn được lòng lợn khi mang thai không?

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn lòng heo khi mang thai sau khi sinh đẻ. Thậm chí, các lương y còn coi đây là 1 vị thuốc quý cho thai phụ, sản phụ.

Món canh lòng lợn hoàng kỳ được dùng cho thai phụ, sản phụ, người cao tuổi suy nhước cơ thể. Cách nấu như sau: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc ruột lợn 1 đoạn), hoàng kỳ 15g, nhân sâm 8g, gạo tẻ 200g, hạt sen bỏ tâm 20g. Lòng luộc chín thái miếng. Tất cả bung nhừ, vớt bỏ bã hoàng kỳ, nhân sâm, thêm hành và gia vị.

Lòng xào
Lòng xào

Ăn lòng heo cần lưu ý những gì?

Các nội tạng động vật, đặc biệt là lòng lợn không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn,vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Cục thể, ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò “bệnh bò điên” (bovine spongiform encephalopathy).

Gan động vật chăn nuôi không vệ sinh(do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng … chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli & các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn..cho người khi ăn phải lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến.

Nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.

Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe & nặng hơn có thể tử vong.

Do vậy, bà bầu, bà đẻ tuyệt đối không được ăn lòng lợn không rõ nguồn gốc...

Xem clip cách luộc lòng lợn ngon

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...