Bị bong gân bao lâu thì khỏi, cần lưu ý những gì?
Bong gân là hiện tượng tổn thương phần mềm quay các khớp nối xương do vận động sai tư thế hoặc do các chấn thương khác. Bong gân không quá nguy hiểm nhưng gây đau nhức kéo dài, nhiều khi rất lâu khỏi, hạn chế vận động...
Bong gân cổ tay |
Bong gân là gì?
Bong gân là hiện tượng dễ gặp trong các hoạt động thể lực như chạy, nhảy, chơi thể thao hoặc các vận động khác.
Khi bị bong gân, có thể có hiện tượng sưng, đau rát, bầm tím, rất khó khăn trong việc đi lại, cử động khu vực bị đau.
Bong gân là một tổn thương ở dây chằng khớp, xảy ra bởi sự tác động quá mức, sai tư thế (gặp nhiều ở người cao tuổi, sức yếu), tai nạn lao động, tai nạn giao thông (gặp ở mọi lứa tuổi), chơi đùa (trẻ em), chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tenis, thể dục dụng cụ…) hoặc dùng dày, guốc có đế quá cao (phụ nữ).
Các chấn thương này sẽ làm khớp xê dịch đột ngột, thậm chí trật khớp ra khỏi vị trí bình thường diễn ra trong khoảnh khắc rồi trở về bình thường (hoặc nhờ có sự can thiệp) hoặc vẫn diễn ra bong gân hoặc trật khớp gây đau, nhức, sưng nề, bầm tím.
Hình ảnh bong gân cổ chân |
Bong gân bao lâu thì khỏi?
Trả lời câu hỏi bong gân bao lâu thì khỏi rất khó vì nó phụ thuộc vào những tổn thương cụ thể trên từng người bệnh cụ thể.
Đối với những tổn thương nhẹ: Cơn đau có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày và sau đó chấm dứt nếu điều trị đúng cách.
Đối với những tổn thương nặng: Nếu bong gân nặng (bong, đứt dây chằng) có thể phải xử trí bằng phẫu thuật, sau đó sẽ bất động khớp (tốt nhất là bó bột mới bất động tuyệt đối) trong thời gian khoảng 30 ngày.
Như vậy, thời gian điều trị bong gân có thể 3-7 ngày, nhưng cũng có trường hợp lên tới cả tháng trời mới khỏi.
Cuộn băng cố định bong gân chân |
Bị bong gân cần lưu ý những gì?
Khi bị bong gân, nhiều người thường sai lầm khi xử trí ban đầu. Chẳng hạn như tìm cách bôi/ xoa dầu nóng lên vị trí tổn thương làm cho nó nghiêm trọng hơn. Đây là sai lầm nên tránh.
Khi bị bong gân, cần chú ý:
- Hạn chế cử động càng sớm càng tốt.
- Chờm đá lạnh để giảm đau và phù nề.
- Nghỉ ngơi hợp lý.
- Kê cao khu vực bị bong gân để tránh máu tụ vào.
Sau đó, cần đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia xác định mức độ tổn thương thông qua cận lâm sàng như chụp X-quang, cắt lớp vi tính hoặc MRI. Sau đó mới có phương pháp xử trí phù hợp.
Giá siêu âm, khám thai, khám bệnh của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bị chó cắn trầy da, cào xước nhẹ có sao không?
Bị lẹo ở mắt bao lâu thì khỏi, cần kiêng gì?
Bị bong gân bao lâu thì khỏi, cần lưu ý những gì?
Bác sĩ nhổ răng khôn, trồng răng giỏi ở Hà Nội và lịch làm việc
Chi phí chụp cộng hưởng từ MRI giá bao nhiêu tiền?
Bệnh viện nào chuyên về gan, địa chỉ khám bệnh gan tốt nhất
Giá khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương mới nhất
Lịch khám Bệnh viện Hùng Vương mới nhất
Lịch khám Bệnh viện Chợ Rẫy mới nhất
Thủ tục khám sức khỏe xuất cảnh, chích ngừa và những lưu ý
Lịch khám Bệnh viện Tim Hà Nội mới nhất
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!