www.bachkhoakienthuc.com

Người lớn uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ phải làm sao?

22/07/2018 08:04

Người lớn bị sốt đã uống thuốc nhưng nhiệt độ không hạ không phải là hiện tượng hiếm. Khi gặp trường hợp này, bạn cần biết cách xử trí phù hợp thì mới không bị nguy hiểm.

Sốt là hiện tượng là gì?

Sốt là tình trạng nhiệt độ trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Và đây một trong những dấu hiệu của rất nhiều bệnh khác nhau.

Để có thể nhận biết được thế nào là nhiệt độ cơ thể bình thường và thế nào là người bị sốt thì tốt nhất là nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Bởi mức nhiệt cơ thể của mỗi người sẽ khác nhau vào từng thời điểm. Thông thường, người trẻ tuổi sẽ có nhiệt độ cao hơn người già.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nếu thân nhiệt trên 37 độ C thì được coi là có biểu hiện sốt. Nếu nhiệt độ của người lớn trên 39 độ C thì phải hạ sốt.

Hạ sốt có nhiều cách như cởi bớt quần áo, chờm khăn ấm, ngâm trong nước mát, dùng thuốc hạ sốt...

Sốt ở người lớn
Sốt ở người lớn

Thuốc hạ sốt có những loại nào?

Trên thị trường có 1 loại thuốc hạ sốt là Aspirin Ibuprofen và Paracetamol. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Paracetamol là thuốc hạ sốt phổ biến nhất.

Loại paracetamol đơn thuần: Loại này chỉ có tác dụng hạ sốt và kháng viêm nhẹ, có tác dụng hạ sốt rất mạnh, thích hợp dùng hạ sốt cho trẻ bị sốt do mọc răng, sốt phát ban, sốt virut. Người bán thuốc hay gọi là efferalgan xanh, Panadol, Hapacol...

Loại có kết hợp với codein: Loại này vừa có tác dụng hạ sốt, vừa có tác dụng chống đau đầu, thích hợp với người lớn bị sốt do bị nhiễm virut, sốt có kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ khớp. Người bán thuốc hay gọi là effralgan đỏ hoặc các thuốc tương tự có codein.

Loại có kết hợp với chlorpheniramine: Loại này thích hợp với các loại sốt do cúm, do viêm họng, viêm đường hô hấp.

Thuốc hạ sốt dạng viên nén: thích hợp với người lớn và người già, loại dạng gói bột, viên đạn, cao dán thích hợp với trẻ em.

Như vậy, tùy thuộc vào gia đình bạn có những thành viên nào mà chúng ta lựa chọn dạng thuốc dùng cho phù hợp.

Uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ phải làm sao?

Khi uống thuốc hạ sốt thường sẽ không hạ ngay mà sau 30 - 60 phút thuốc mới có tác dụng. Trong một số trường hợp, uống thuốc hạ sốt mà không hạ, nguyên nhân có thể là:

- Uống chưa đủ liều.

- Thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

- Có thể đang trong tình trạng khó hạ sốt.

Tùy từng trường hợp, sẽ có cách xử trí khác nhau.

Sốt cao không hạ, nguy cơ bị bệnh sốt xuất huyết: Khi virus sốt xuất huyết vào trong máu sẽ kết hợp với kháng thể, tác động lên tế bào thực bào có nguồn gốc tủy xương làm sản xuất ra chất gây sốt nội sinh (bạch cầu trung tính trong máu và chất tiết, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào ở phổi, gan). Chất gây sốt nội sinh tác động lên trung tâm điều nhiệt, làm thay đổi điểm điều nhiệt gây ra sốt, tác động lên trung tâm điều hòa thân nhiệt làm cho người bệnh sốt rất cao và khó hạ.

Sốt cao không hạ, nguy cơ biến chứng nặng: Khi sốt biến chứng, sẽ dẫn tới bội nhiễm hoặc các nguy cơ khác như bệnh về thần kinh.

Khi dùng hạ sốt mà không hạ, bạn rất khó xác định nguyên nhân. Do vậy, cần đến bệnh viện hoặc đi gặp nay bác sĩ để được khám và tư vấn.

Nếu không muốn hại con, ngừng ngay những việc này từ hôm nay
Cho trẻ ăn kẹo, uống nước ngọt có gas, sử dụng smartphone, mắng chửi... là những việc khiến cho trẻ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần những chúng ta lại hay mắc phải...