Sau sinh bao lâu thì được cắt tóc, gội đầu cắt móng tay?
Quan niệm về bà đẻ phải kiêng cắt tóc, chải đầu, cắt móng tay sau khi sinh một thời gian vẫn còn được nhiều người áp dụng. Vậy sau sinh đẻ bao lâu thì sản phụ mới được cắt tóc, gội đầu, cắt móng tay...
Kiêng gội đầu cả tháng sau khi sinh là sai lầm
Sau khi sinh, nhiều gia đình bắt sản phụ phải kiêng tắm gội cả tháng. Đây là 1 quan niệm hết sức sai lầm cần nên tránh. Thời gian sau đẻ, ngoài thân thể, tứ chi ra mồ hôi, đầu cũng ra mồ hôi nhiều, nếu không kịp thời gội sạch, tóc bết dính vào nhau lâu ngày dễ dẫn đến viêm da đầu, viêm nang lông tóc...
Sau sinh khoảng 2 - 3 ngày là các bà mẹ đã có thể gội đầu và tắm toàn thân được: dùng dầu gội đầu hay trái bồ kết nấu nước sôi để ấm gội, nên gội với thời gian nhanh 5 - 7 phút, không nên ngâm tóc lâu.
Việc gội đầu không cần thường xuyên như tắm, thông thường cứ cách 5 - 6 ngày gội đầu một lần là được. Khi gội đầu phải dùng nước nóng, phải sấy khô tóc ngay.
Mẹ bầu cần chú ý không dùng hóa chất khi làm tóc |
Quan điểm không chải đầu sau sinh là quan điểm sai. Việc chải đầu hàng ngày, giúp cho hình dáng được gọn gàng, khỏe mạnh và sạch sẽ. Việc chải đầu giúp mát - xa tóc, để máu nuôi dưỡng tóc tốt hơn và tránh sự bám của gàu.
Thường xuyên chải tóc không chỉ giữ được gọn gàng, sạch sẽ mà còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở da đầu, giúp cho tóc phát triển tốt hơn và không bị rụng, chú ý tránh bị cảm lạnh khi gội đầu.
Việc tắm gội sau sinh giúp cho da cơ thể được vệ sinh, các lỗ chân lông được thoát hết bụi bẩn tạo nên sự hô hấp vùng da được tốt, tránh viêm da hay nhiễm trùng da.
Sau khi sinh bao lâu thì được cắt tóc, móng tay chân?
Về nguyên tắc thì ít ngày sau khi sinh, sản phụ có thể cắt tóc ngay nhưng việc này thường không cần thiết. Do đó, nếu có nhu cầu làm đẹp thì sau khoảng 1 tháng là có thể ra ngoài cắt tóc.
Việc làm tóc như ép duỗi thẳng, uống cong cần nên tránh vì có sử dụng đến hóa chất và lực kéo mạnh. Lúc này tóc của sản phụ đang rất yếu, một số mẹ còn bị rụng tóc, nên nếu kéo mạnh không tốt cho cả tóc lẫn da đầu.
Việc dùng các hóa chất nhuộm màu, tạo nếp cho tóc cũng nên tránh, bởi cần đề phòng các hóa chất này xâm nhập qua da đầu vào sữa mẹ, cùng như việc em bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với tóc của mẹ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nên thường xuyên cắt móng tay, chân sau khi sinh |
Riêng việc cắt móng tay, chân phải được cắt thường xuyên. Bởi đôi bàn tay của mẹ là nơi dễ dính các chất bẩn cũng như mang theo vi khuẩn ở kẽ móng. Bàn tay lại thường xuyên tiếp xúc với da, miệng, mũi và của bé. Bàn tay mẹ cũng nâng bầu vú cho con bú, do vậy cần đảm bảo giữ sạch sẽ cho đôi tay của mẹ.
Đôi khi, rất khó giải thích việc cần thiết phải tắm gội, cắt tóc, cắt móng tay chân cho những người có quan niệm lạc hậu trong gia đình. Việc này bạn cần phải bình tĩnh, kiên trì và nếu thấy khó, có thể nhờ bác sĩ giải thích giúp, đặc biệt là với những người "cứng đầu" như bố mẹ chồng, bố mẹ đẻ...
Xem thêm video clip về kiêng cữ sau khi sinh
Sau khi sinh bà đẻ có nên đi lại nhiều không?
Sau khi sinh bao lâu thì được gội đầu?
Cách đặt tên con trai, con gái năm 2017 không bị phạm
Sau sinh bao lâu thì được cắt tóc, gội đầu cắt móng tay?
Bà đẻ có nên ăn trứng vịt không?
Bà đẻ có nên ăn tôm?
Bà đẻ có nên ăn ổi?
Sau sinh bà đẻ có ăn được quả khế?
Bà đẻ có được ăn quả dứa không?
Bà đẻ có ăn rau muống được không?
Bà đẻ ăn mắm tôm được không?
Bác sĩ mổ đẻ giỏi ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nổi tiếng mát tay
-
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ có 3 đặc điểm này lớn lên KIẾM TIỀN rất siêu, không phải cứ học giỏi là sẽ giàu có
-
Tôi dặn con: Sau này bố mẹ mất là hết, chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì cả
-
“Đại gia ngầm” số 1 Trung Quốc, sở hữu 3.000 hecta đất ở Hồng Kông, nhưng không hề bán hay cho thuê, làm giàu bằng cách hiến tặng những mảnh nhỏ
-
Bài học từ tư duy triệu phú: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
-
Người có phẩm đức sẽ không hèn, có học thức sẽ không nghèo
-
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!